Trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ, không có gì bất ngờ khi công nghệ thông tin luôn giữ vững vị thế là một trong những ngành hàng đầu về nhu cầu nhân lực và tiềm năng phát triển. Vị thế này càng được củng cố trong bối cảnh thế giới bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

Công nghệ thông tin - “nhiên liệu” không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại

Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin được coi là ngành quyền lực bậc nhất với hàng loạt ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống - từ sản xuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, văn hóa... Đặc biệt, ở thời kỳ Cách mạng 4.0 - mà tại Việt Nam cơ bản là ứng dụng những công nghệ tự động hóa, trao đổi dữ liệu… trong công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin càng khẳng định được tầm quan trọng của mình - vừa là nền tảng, vừa là động lực để bắt kịp đà phát triển của thế giới. Các hệ thống công nghệ thông minh chính là điều kiện để tối ưu hóa năng suất lao động, tiết giảm nhân lực lao động thủ công, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Sức hút của ngành công nghệ thông tin trong thời đại Cách mạng 4.0 - Ảnh 1.

Các hệ thống công nghệ thông minh chính là điều kiện để tối ưu hóa năng suất lao động

Hiện nay, bên cạnh yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nước ta còn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Theo Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn Gartner trong báo cáo “Đánh giá các quốc gia về dịch vụ gia công công nghệ thông tin tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016”, Việt Nam nằm trong top 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, theo xếp hạng của hãng tư vấn toàn cầu AT Kearney, năm 2017, Việt Nam xếp thứ 6 trong top 55 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm toàn cầu GSLI.

Sức hút của ngành công nghệ thông tin trong thời đại Cách mạng 4.0 - Ảnh 2.

Hơn 1500 đầu việc trong ngày hội việc làm năm 2018 dành riêng cho sinh viên ngành công nghệ thông tin tại Đại học HUTECH

Đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưng thách thức lớn nhất đối với công nghệ thông tin Việt Nam chính là vấn đề nhân lực. Theo báo cáo năm 2015 của Vietnamworks, từ 2012, số đầu việc ngành công nghệ thông tin tăng trung bình 47%/năm, trong khi nhân lực chỉ tăng khoảng 8%/năm. Với tốc độ này, công nghệ thông tin Việt Nam thiếu đến 78.000 nhân lực mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu khoảng 500.000 nhân lực, nhất những chuyên ngành mới và có tiềm năng phát triển lớn như điện toán đám mây, bảo mật và an ninh mạng, lập trình di động.

Thời cơ vàng để học ngành công nghệ thông tin

Tại khu vực phía Nam, những trường đại học nổi bật trong đào tạo ngành công nghệ thông tin có thể kể đến ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), ĐH Công nghệ TP.HCM (Đại học HUTECH)... Đây cũng được đánh giá là những nguồn cung nhân lực chất lượng hàng đầu cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại khu vực và trên cả nước.

Sức hút của ngành công nghệ thông tin trong thời đại Cách mạng 4.0 - Ảnh 3.

Đại học HUTECH đào tạo ngành công nghệ thông tin theo mô hình ứng dụng

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền: